Trường hợp nhà vệ sinh và bếp ăn đặt cạnh nhau nên dùng một bức bình
phong, hoặc mành treo để che chắn ở giữa. Ảnh mình họa
Chỉ cần xét về mặt bố cục dễ thấy bếp ăn đặt cạnh nhà vệ sinh rất mất thẩm mỹ, đồng thời làm giảm cảm giác ngon miệng của mọi người trong bữa ăn. Ngoài ra, đặt bếp áp lưng vào phòng vệ sinh hoặc đối diện với cửa phòng vệ sinh cũng được cho là không tốt. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn từ nhà vệ sinh bám vào thức ăn gây bệnh, khiến sức khỏe người trong nhà kém, hay ốm đau bệnh tật.
Thậm chí để tiết kiệm không gian, nhiều gia đình còn đặt tủ bếp và phòng vệ sinh có cùng một cửa ra vào. Với cách bố trí này, mọi người trong nhà sẽ phải đi qua bếp rồi mới đến nhà vệ sinh hoặc ngược lại. Đây là điều rất bất hợp lý. Vì phòng bếp là nơi cần đảm bảo vệ sinh nên nhất thiết phải được đặt ở vị trí riêng biệt và cách xa khu vực vệ sinh đồng thời cũng đảm bảo về mặt phong thủy và cả nghệ thuật bài trí nội thất gia đình.
Đối với các căn hộ chung cư vốn có diện tích chật hẹp nên nhà vệ sinh thường được đặt khá gần bếp. Trường hợp không thể thay đổi được bố cục này, gia chủ có thể hóa giải phần nào bằng cách: Luôn luôn đóng kín cửa nhà vệ sinh; không để bếp nấu đối mặt trực tiếp với nhà vệ sinh; giữ cho mặt bếp luôn luôn khô ráo, sạch sẽ. Ngoài ra gia chủ cũng có thể thiết kế thêm một chiếc cửa nữa tạo nên sự ngăn cách giữa nhà bếp và phòng vệ sinh, hoặc cũng có thể dùng một bức bình phong, mành treo ngăn cách hai không gian này.
Leave a Reply